Thạch cao Thạch cao Thạch cao Thạch cao
Thạch cao | THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO GIÁ RẺ Thạch cao | CẦN MUA ĐÈN THẠCH CAO Thạch cao | ĐẮP CHỈ XI MĂNG NHÀ PHỐ Thạch cao | LAM-TRAN-THACH-CAO-CO-DIEN Thạch cao | TRAN THACH CAO Thạch cao | MẪU TRANH PHÙ ĐIÊU XI MĂNG NGOÀI TRỜI Thạch cao | PHÙ ĐIÊU ĐẸP XI MĂNG Thạch cao | PHÀO CỔ TRẦN THẠCH CAO Thạch cao | THI CÔNG PHÀO TRẦN THẠCH CAO Thạch cao | MAU-PHU-DIEU-DEP Thạch cao | ĐẮP TRANH TƯỜNG MỸ THUẬT Thạch cao | MẪU PHÀO CHỈ TÂN CỔ ĐIỂN Thạch cao | THI CÔNG PHÀO CHỈ TÂN CỔ ĐIỂN Thạch cao | ĐẮP PHÙ ĐIÊU XI MĂNG MẶT TIỀN Thạch cao | ĐẤU CỘT PHÙ ĐIÊU ĐÚC SẴN Thạch cao | TRAN-THACH-CAO

8 quy tắc làm người kinh điển, người thông minh nhất định phải thấu hiểu

“Kinh Dịch” có nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực như thiên văn, địa lý, quân sự, triết học, chính trị, cuộc sống, văn học, nghệ thuật, khoa học, nhân mệnh, v.v. Mỗi một lĩnh vực nội dung đều mang nội hàm rộng lớn, ẩn tàng triết lý sâu xa đáng để chúng ta nghiên cứu và vận dụng vào cuộc sống, ứng xử trong giao tiếp xã hội ngày nay.

“Kinh Dịch” chính là ba cuốn: “Liên Sơn”, “Quy Tàng”, “Chu Dịch”. Trong đó hai cuốn “Liên Sơn”, “Quy Tàng” đã thất truyền, chỉ còn lưu lại cuốn “Chu Dịch” còn lưu truyền cho đến nay. Hiện nay cái được gọi là “Kinh Dịch” chính là “Chu Dịch”.

Về bản chất, “Kinh Dịch” là một quyển sách diễn thuật về sự dịch chuyển, biến hóa, xưa nay được xem như cuốn sách “chiêm bói”. Nhưng về sau, con người đã học tập được nhiều triết lý trong đó, vận dụng vào cuộc sống và dần phát triển thêm lên bởi các triết học gia Trung Hoa. Chính vì vậy, “Kinh Dịch” trở thành bộ sách triết học uyên thâm, được coi là tinh hoa của cổ học Trung Hoa, là cuốn kinh sách đứng đầu trong những cuốn kinh sách nổi tiếng cả của Đạo gia và Nho gia.  

“Chiêm bói” chính là dự đoán những sự việc, hình thái phát triển chưa diễn ra, mà “Kinh Dịch” chính là tổng kết những quy luật cùng lý luận cho việc dự đoán này. “Kinh Dịch” có nội dung đề cập đến nhiều lĩnh vực như thiên văn, địa lý, quân sự, triết học, chính trị, cuộc sống, văn học, nghệ thuật, khoa học, nhân mệnh, v.v. Mỗi một lĩnh vực nội dung đều mang nội hàm rộng lớn, ẩn tàng triết lý sâu xa đáng để chúng ta nghiên cứu và vận dụng vào cuộc sống, ứng xử trong giao tiếp xã hội ngày nay.

Sau đây là 8 quy luật trong “Kinh Dịch” mà chúng ta có thể vận dụng:

1. Biết người gian trá, không nên tức giận chỉ trích

Khi phát hiện người khác gian trá thì không nên lập tức giận dữ chỉ trích, tố cáo họ. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều khi gặp phải người gian trá là chuyện thông thường, nếu như chúng ta liền tức giận, lập tức chỉ trích họ, tố cáo hành vi gian trá đó của họ, thì sớm muộn gì những người đó cũng sẽ dùng các phương thức gian trá đó lên thân chúng ta.Khi gặp trường hợp này, chúng ta nên dùng lời nói uyển chuyển, nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên can họ. Rất nhiều người cứ trực tiếp vạch trần sự gian trá của người khác, làm như vậy không những sẽ không có tác dụng, mà còn có thể rước nhiều phiền toái không đáng có về cho bản thân mình.

2. Bị người xúc phạm, không thể hiện ra cảm xúc

Bị người khác xúc phạm, cũng không nên nhất thiết phải thể hiện cảm xúc ra ngoài. Người khác sỉ nhục mình cho dù là xuất phát từ mục đích gì, tâm thái gì, chúng ta phải ghi nhớ một điều rằng: không cần biểu hiện ra. Bởi vì một khi chúng ta thể hiện ra phản ứng sẽ dễ dàng khiến cho mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn, đồng thời còn quan hệ đến vấn đề tu dưỡng của bản thân mình. Một người có tu dưỡng, có nhân cách cao thượng thì luôn có một tâm thái bình tĩnh và an hòa.

3. Thấy sai lầm của người, không nên bêu ra

Ý là khi thấy được sai lầm của người khác thì không nên ầm ĩ bêu ra cho ai ai cũng biết. Thấy được sai lầm của người khác điều nên làm là phân tích cho họ biết đúng sai, khuyên họ sửa chữa lại những sai sót của mình, mà không nên đem việc này nói rộng ra cho mọi người, làm như vậy sẽ khiến người khác thực khó chịu, đôi khi vì vậy mà sinh oán hận. Kỳ thực, đứng trước mỗi việc, mỗi sự kiện đều biết suy nghĩ cho người khác, thì đó là nền tảng vững chắc để có thể xây dựng được các mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp.

4. Giúp đỡ người khác không nên nhớ

Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn không cần phải ghi nhớ cái sự đã giúp đỡ của mình. Bởi vì giúp đỡ người khác, kỳ thực cũng là giúp mình đề cao phẩm chất của mình, hành động giúp đỡ đó có thể giúp chúng ta bồi dưỡng thêm sự thiện lương, nhân ái trong tâm hồn. Chính vì vậy, có thể nói giúp người đồng thời cũng là giúp mình, chứ không hẳn đơn thuần là vì người khác.
5. Nhận giúp đỡ của người khác phải ghi nhớ trong lòng

Ngược lại, nếu người khác giúp đỡ chúng ta thì nhất định phải ghi nhớ ở trong lòng, hơn nữa không chỉ biết cảm kích mà cần phải hóa thành hành động để đáp đền. Tục ngữ xưa có câu: “Thụ nhân điểm thủy chi ân, đương dũng tuyền dĩ báo”, nghĩa là: Nhận ơn chỉ bằng giọt nước, đáp đền bằng cả dòng suối. Đó chính là đạo lý làm người nên có.

6. Cầu người giúp không bằng tự mình tìm học

Xin người giúp đỡ không bằng xin học người khác những kỹ năng cho cuộc sống. Trong cuộc sống không có ai sẽ đi giúp đỡ chúng ta suốt đời được, cũng không thể cả đời đều dựa vào người khác, cuộc sống của mình chỉ có thể dựa vào năng lực của chính mình, đây là đạo lý bất di bất dịch từ xưa đến nay.

7. Biết khả năng của người, trao đúng việc

Tục ngữ có nói: “Tri nhân thiện dụng” –  biết người để mà sử dụng cho tốt. Hiểu biết sở trường, khả năng của người để đặt người đó đúng vị trí, đúng công việc mới có thể làm cho họ phát huy hết năng lực vào công việc, từ đó thu được kết quả tốt. Đây không chỉ là một cách để nhận thức người, mà còn là biểu hiện sự tín nhiệm người khác cùng năng lực quyết đoán của mình.
8. Người giỏi mưu lược, nên có lòng khoan dung rộng lớn

Người giỏi mưu lược đầu tiên phải hiểu biết và giỏi xử lý các mối giao tiếp, quan hệ giữa người với người, sau đó mới định ra các kế hoạch cụ thể. Cổ nhân đã đúc kết “Thiên địa nhân hòa”, bởi vì đi thực hiện sự việc là con người, đương nhiên trước khi mưu sự cần cầu nhân tài mới là hành động khôn khéo, mà người có thể làm thành đại sự thông thường đều là những người có lòng độ lượng rộng lớn.

Trên thực tế, người muốn làm nên đại sự không chỉ cần có trí tuệ phi phàm mà còn phải có phẩm chất ưu tú, nói thì nghe rất dễ dàng nhưng thực hiện lại không dễ chút nào. Tuy nhiên, năng lực mỗi người là có hạn, đôi khi làm một người năng lực bình thường cũng không tệ, dù sao không phải ai ai cũng có thể trở thành một nhân vật vĩ đại.

Một người thành công, thường là người có một vài tư chất đặc biệt xuất sắc, bất kể là về thể lực hay tính cách, đó đều là yếu tố thiết yếu. Một người nếu không có năng lực, tính cách lại kém, thì sẽ không có ai nguyện ý cộng tác với người này. Mà muốn chỉ dựa vào năng lực của mình để thành công là phi thường khó khăn, cần phải có phẩm chất. Cho nên phẩm cách ưu tú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thành công của một người, có thể xem là một yếu tố trọng yếu cần có để thành công.

Theo daikynguyen

Các bài viết khác

Gọi ngay: 0913805771